Chào mừng bạn đến với Công ty CP thức ăn chăn nuôi Đồng Tâm

Thương mại hóa gà giống kháng bệnh cúm gia cầm?

Ngày đăng: 10 Tháng 10, 2019Lượt xem: 194

Những con gà chuyển gen dễ mắc bệnh cúm gia cầm nhưng không truyền virus sang các con cùng chuồng. Từ đó, mục tiêu của các nhà nghiên cứu đặt ra là phải tìm được các gen mục tiêu có thể được biến đổi một cách khéo léo để tạo ra giống gia cầm kháng bệnh cúm.

Viện Roslin, thuộc Đại học Edinburgh, Scotland, Anh đã phát triển giống gà chuyển gen vào năm 2011 khi hợp tác với TS. Laurence Tiley tại Đại học Cambridge. Những con gà chuyển gen này dễ mắc bệnh cúm gia cầm nhưng không truyền virus sang các con cùng chuồng. Từ đó, mục tiêu của các nhà nghiên cứu đặt ra là phải tìm được các gen mục tiêu có thể được biến đổi một cách khéo léo để tạo ra giống gia cầm kháng bệnh cúm.

Virus gây bệnh cúm phụ thuộc vào protein tế bào để tăng sinh và lây lan. Virus cúm gia cầm sử dụng tế bào protein ANP32A để tăng sinh. Để làm được điều này, virus sử dụng một đoạn đặc biệt của protein ANP32A và đặc biệt hơn, nó cần tương tác với một phân khúc rất nhỏ (chỉ 2 axit amin) trong đoạn đặc biệt của ANP32A. Khi thay đổi phần còn lại của 2 axit amin này trong gen của gia cầm để ANP32A, virus không thể tăng sinh.

Ảnh minh họa

Viện roslin đã phát triển công nghệ chăn nuôi có khả năng nhanh chóng tạo ra những con gà đồng hợp tử để biến đổi gen theo ý muốn. Bởi vậy, những lứa gà con biến đổi gen đầu tiên dự kiến sẽ được đưa vào sản xuất trong nửa đầu năm 2020. Đàn gà thử nghiệm đầu tiên sẽ được giới hạn về số lượng. Các chuyên gia tại roslin sẽ thực hiện các phân tích toán học để quyết định số lượng gà giống tối thiểu đủ để chứng minh khả năng kháng bệnh của đàn gà này trước bệnh cúm gia cầm.

Tuy nhiên, để biết đàn gà có thể chống lại tất cả các chủng virus cúm hay không, các chuyên gia khẳng định, cần phải xét nghiệm trên từng tế bào của gà và trên những con gà biến đổi hệ gen. Vẫn có nhiều lo ngại cho rằng, gà biến đổi gen cho mục đích kháng bệnh sẽ phải đánh đổi bằng những tính trạng khác như tốc độ tăng trưởng và hành vi khác. Đó là lý do cần phải sản xuất thử nghiệm đàn gà giống đầu tiên để theo dõi chất lượng và kiểm soát tốc độ tăng trưởng và hành vi của chúng.

Viện roslin đã hợp tác với Giáo sư Wendy Barclay, Professor Mike Skinner và TS. Jason Long của uCL suốt nhiều năm qua. Công nghệ chỉnh sửa gen (Crispr) hiện đang thuộc quyền sở hữu của Đại học California và MIT (Mỹ). Viện roslin đang làm hồ sơ xin cấp phép cho ứng dụng độc quyền của công nghệ này. Hiện, Công ty Cobb-Vantress sẽ có cơ hội đầu tiên để thương mại hóa các kết quả nghiên cứu từ lô gà thử nghiệm nếu thành công. riêng Viện Nghiên cứu roslin sẽ mất 3 - 5 năm để hoàn tất giai đoạn sản xuất thử nghiệm và nghiên cứu. Trong thời gian này, roislin sẽ kiểm tra kỹ lưỡng chất lượng của đàn gia cầm kháng bệnh cúm, sức khỏe và phúc lợi của chúng. Nếu các kết quả đều tích cực thì mới có thể tiến hành sản xuất thương mại. Dù đang trong giai đoạn nghiên cứu, nhưng rất nhiều nông dân và các hãng chăn nuôi gia cầm đều mong chờ sản phẩm này sớm có mặt trên thị trường.

Tuy nhiên, trên thế giới hiện nay vẫn chưa có một khung toàn cầu nào cho các quy định về động vật chỉnh sửa gen. Hiện, Brazil, Argentina và Australia nhìn nhận khá thoáng về động vật chỉnh sửa hệ gen, song Eu lại duy trì quan điểm khắt khe hơn nhiều khi xếp động vật chỉnh sửa gen và biến đổi gen tương đương nhau. Công ty gen di truyền như Genus, đơn vị sản xuất heo kháng bệnh lở mồm long móng (PrrS) đang làm thủ tục xin giấy phép kinh doanh sản phẩm heo kháng bệnh PrrS tại nhiều thị trường toàn cầu như Mỹ và Trung Quốc. Nếu Genus xin giấy phép thành công, thì quy trình đó có thể được áp dụng cho các sản phẩm gia cầm kháng bệnh cúm. Tuy nhiên, điều đáng mong đợi nhất hiện nay là các kết quả đánh giá của lô gà thử nghiệm đầu tiên đều tích cực.  

0976.964.019