Chào mừng bạn đến với Công ty CP thức ăn chăn nuôi Đồng Tâm

CHĂN NUÔI 2021- KHÁT VỌNG THỊNH VƯỢNG

Ngày đăng: 25 Tháng 06, 2021Lượt xem: 933

Trong những năm qua, ngành chăn nuôi Việt Nam đã trải qua rất nhiều biến động về bão giá, dịch bệnh (Lở mồm long móng, ASF), dịch bệnh Covid-19, thiên tai…Năm 2021, trước những vận hội mới, ngành chăn nuôi có quyền kì vọng về một tương lai chăn nuôi thịnh vượng, tươi sáng hơn!

Năm 2021, trước những vận hội mới, ngành chăn nuôi có quyền kì vọng về một tương lai chăn nuôi thịnh vượng, tươi sáng hơn!

1. Hành lang pháp lý hoàn thiện

Từ đầu năm 2021, Việt Nam chúng ta đã có khá đầy đủ các văn bản pháp lý để tập trung phát triển ngành chăn nuôi theo hướng phát triển bền vững và tăng khả năng cạnh tranh. Đây là động lực rất lớn thúc đẩy phát triển chăn nuôi trong năm 2021 và những năm tiếp theo trong thời kỳ hội nhập kinh tế sâu rộng.

2. “Đón sóng” đầu tư lớn chưa từng có trong lịch sử

Các doanh nghiệp trong nước, FDI của ngành chăn nuôi và nhiều doanh nghiệp ngoài ngành cũng liên tiếp có những dự án đầu tư quy mô vào chăn nuôi với tổng giá trị đầu tư lên tới cả tỉ USD.

Điều này chứng tỏ sức hút của ngành chăn nuôi đối với các nhà đầu tư. Những dự án này có quy mô lớn, công nghệ cao, chăn nuôi quy trình khép kín, là nền tảng, tiền đề quan trọng để ngành chăn nuôi Việt Nam từng bước hiện đại hóa, phát triển bền vững.

3. Hội nhập sâu rộng với chăn nuôi quốc tế

Hai hiệp định CPTPP và EVFTA mà Việt Nam tham gia đã có hiệu lực. Đây là cơ hội để ngành tiếp cận nhanh với các tiến bộ kỹ thuật mới, khoa học công nghệ mới và cách tổ chức sản xuất tiên tiến nhiều nước thành viên có nền chăn nuôi công nghiệp, hiện đại, tiên tiến hơn hẳn nước ta.

Cùng các ngành sản xuất khác, ngành chăn nuôi sẽ được thừa hưởng các thuận lợi to lớn từ việc cải cách thể chế, hoàn thiện cơ chế chính sách, cải cách thủ tục hành chính… theo xu thế hội nhập sâu, rộng. Ngành chăn nuôi sẽ thu hút được các nhà đầu tư mới, phát triển chăn nuôi theo công nghệ cao với cùng phương thức sản xuất theo chuỗi giá trị bền vững và theo hướng xuất khẩu, hiệu quả.

4. Muốn thịnh vượng, hãy vượt qua những “chông gai”

Nhìn về tương lai ngành chăn nuôi, câu chuyện thịnh vượng đòi hỏi bản thân mỗi người, doanh nghiệp, đơn vị của ngành chăn nuôi nhìn nhận rõ những yếu kém, những tồn tại để khắc phục và tiến bộ.

Theo đánh giá của các chuyên gia trong lĩnh vực chăn nuôi, hoạt động chung của ngành chăn nuôi năm qua đang bộc lộ một số bất cập. Đó là sự tăng trưởng chưa bền vững, mới đảm bảo về tăng quy mô chứ chưa gắn kết với dự báo thị trường để có giải pháp quyết liệt hơn, kịp thời hơn trong điều tiết cung – cầu.

Yêu cầu chăn nuôi An toàn sinh học, đảm bảo An toàn thực phẩm và vấn đề môi trường chăn nuôi vẫn chưa chú ý đúng mức tương xứng với tăng trưởng chăn nuôi. Ngoài ra, việc tái cơ cấu chăn nuôi ở nhiều địa phương chưa được chú trọng. Cần sớm hình thành các vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh, nhất là ở các tỉnh có chăn nuôi hàng hóa lớn.

Ngoài ra, trong chỉ đạo điều hành còn lúng túng, thụ động, chạy theo sự vụ, thiếu bài bản và giải pháp căn cơ. Cùng với đó, áp lực của thị trường, việc nhập khẩu các sản phẩm chăn nuôi, nhất là thịt lợn, thịt gia súc ăn cỏ gia tăng sẽ là những thách thức đối với sản xuất chăn nuôi trong nước. Mặt khác, tình hình dịch Covid 19 trên thế giới và tại Việt Nam vẫn diễn biến phức tạp tác động bao trùm các hoạt động kinh tế, xã hội.

 

0976.964.019